NHỮNG LÝ DO NÊN THAY LỌC GIÓ ĐỘNG CƠ Ô TÔ ĐỊNH KỲ THƯỜNG XUYÊN

Lọc gió động cơ có nhiệm vụ như “lá phổi” giúp ngăn ngừa bụi bẩn và tạp chất trong không khí đi vào buồng đốt động cơ xe. Tuy nhiên, không phải chủ xe nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh lọc gió trên ô tô thường xuyên. Nắm rõ những lý do nên thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ sẽ giúp người dùng tránh mất một khoản chi phí để thay mới bộ lọc.
1. Lọc gió động cơ ô tô là gì?
Lọc gió ô tô là một bộ phận được cấu tạo đơn giản, thường được lắp đặt trong khoang động cơ dưới nắp capo. Bộ phận này đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến công suất và khả năng tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Đồng thời, lọc gió ô tô còn giúp động cơ bên trong xe sẽ không bị bám bụi bẩn, đảm bảo luồng không khí đi vào buồng đốt luôn sạch. Điều này giúp các bộ phận trong buồng đốt được hoạt động một cách trơn tru. Nếu các bộ phận bị bám bụi sẽ gây ra những tác hại xấu cho động cơ. Vì vậy người dùng cần thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ để đảm bảo khả năng vận hành hiệu quả của xe.
Lọc gió ô tô thường được lắp đặt trong khoang động cơ dưới nắp capo (Nguồn: Sưu tầm)
2. Thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ khi nào?
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người sử dụng xe ô tô cần phải chú ý vệ sinh định kỳ sau khi xe vận hành được 5.000 km và thay lọc gió động cơ mới khi di chuyển quãng đường 20.000 km. Đối với các loại xe đời cũ, thường được sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn thì người dùng cần vệ sinh lọc gió sau khoảng từ 3.000 – 4.000 km và thay mới với quãng đường di chuyển 15.000 km. Bên cạnh đó, người dùng cần thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió để kịp thời phát hiện ra tình trạng bộ lọc bị rách, ẩm,…thì nên thay thế bằng lọc gió ô tô mới.
Người sử dụng xe ô tô cần phải chú ý vệ sinh định kỳ sau khi xe vận hành được quãng đường 5.000 km (Nguồn: Sưu tầm)
3. Những lý do tại sao nên thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ
Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, nếu người dùng không vệ sinh hoặc thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng hoạt động của động cơ xe, cụ thể:
• Làm giảm công suất động cơ: Khi lọc gió động cơ bị bụi bẩn bám vào sẽ làm giảm lưu lượng khí lưu thông và hòa khí được đưa vào buồng đốt. Điều này khiến cho công suất của động cơ sinh ra cũng yếu hơn bình thường.
• Xe tốn nhiều nhiên liệu và nóng máy: Do công suất ô tô bị giảm đòi hỏi người dùng phải đạp ga nhanh hơn để có thể duy trì tốc độ bình thường. Điều này khiến lượng nhiên liệu nạp vào gia tăng dẫn đến tình trạng nóng máy.
• Xuất hiện muội than: Ở đầu bugi có nhiều muội than sẽ gây hiện tượng kích nổ và làm năng lượng tia lửa điện giảm. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng giật và rung xe vì bugi không thế đánh tia lửa điện đến đúng điểm.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
     Hotline Dịch vụ: 08888 55175
     Hotline Bán hàng: 08888 55167

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.